Văn hoá và giải trí Zimbabwe

Bài chi tiết: Văn hóa Zimbabwe

Zimbabwe có nhiều văn hoá khác nhau có thể bao gồm những đức tinnghi lễ, một trong số chúng là Shona. Nhóm sắc tộc lớn nhất của Zimbabwe là Shona. Người Shona có nhiều tác phẩm điêu khắckhắc đá về các vị thần (thần tượng) được thực hiện với những vật liệu tốt nhất họ có.

Tập tin:Masvingo Bus Terminus.jpgMột khu chợ và ga đầu cuối xe buýt tại Zimbabwe

Zimbabwe lần đầu tiên kỷ niệm ngày lễ độc lập ngày 18 tháng 4 năm 1980.[162] Những buổi lễ được tổ chức hoặc tại Sân vận động Thể thao Quốc gia hoặc tại Sân vận động Thể thao Rufaro ở Harare. Những buổi lễ kỷ niệm ngày độc lập đầu tiên được tổ chức năm 1980 tại Zimbabwe Grounds. Tại buổi lễ này những chú chim bồ câu được thả ra tượng trưng cho hoà bình và những máy bay phản lực chiến đấu bay ngang qua trong khi bài quốc ca được tấu lên. Ngọn lửa độc lập được tổng thống châm lên sau khi gia đình tổng thống và các thành viên các lực lượng vũ trang Zimbabwe diễu hành. Tổng thống cũng đọc một bài diễn văn trước nhân dân Zimbabwe và được truyền hình trực tiếp cho những người không thể có mặt tại sân vận động.[163]

Nghệ thuật

Bài chi tiết: Nghệ thuật Zimbabwe

Nghệ thuật truyền thống tại Zimbabwe gồm làm đồ gốm, đan rổ rá, dệt may, đồ trang sứcđiêu khắc. Một trong những đặc trưng riêng biệt là các mẫu hình đối xứng trên các rổ nung và các công cụ được khắc ra từ một mảnh gỗ duy nhất. Điêu khắc Shona đã trở nên nổi tiếng thế giới trong những năm gần đây sau khi lần đầu tiên xuất hiện trong thập niên 1940. Hầu hết các chủ đề điêu khắc là những hình chim hay người cách điệu và những hình khác được làm bằng các loại đá trầm tích nhưsoapstone, và cả những loại đá lửa cứng hơn như serpentine và cả loại đá hiếm verdite. Điêu khắc Shona về bản chất đã trở thành một sự hợp nhất văn hoá dân gian châu Phi với những ảnh hưởng châu Âu. Những nhà điêu khắc người Zimbabwe nổi tiếng thế giới gồm Nicholas, Nesbert và Anderson Mukomberanwa, Tapfuma Gutsa, Henry Munyaradzi và Locardia Ndandarika. Trên bình diện quốc tế, những nhà điêu khắc người Zimbabwe đã gây ảnh hưởng tới một thế hệ các nghệ sĩ mới, đặc biệt là những người Mỹ da đen, qua những thời kỳ học việc dài với những bậc thầy điêu khắc tại Zimbabwe. Những nghệ sĩ đương đại như nhà điêu khắc New York M. Scott Johnson và nhà điêu khắc California Russel Albans đã học cách pha trộn cả thẩm mỹ học châu Phi và Phi-Do Thái theo một cách vượt quá sự bắt chước đơn giản của nghệ thuật châu Phi của một số nghệ sĩ da đen ở những thế hệ nghệ sĩ trước tại Hoa Kỳ.

Nhiều tác gia nổi tiếng ở cả tại Zimbabwe và nước ngoài. Charles Mungoshi nổi tiếng tại Zimbabwe vì đã viết những câu chuyện truyền thống bằng tiếng Anh và cả tiếng Shona và những bài thơ và sách của ông được bán chạy trong cả những cộng đồng người da trắng và da đen.[164] Catherine Buckle đã có được sự công nhận quốc tế với hai cuốn sách của bà African Tears (Nước mắt châu Phi) và Beyond Tears (Vượt qua Nước mắt) kể lại sự thử thách mà bà đã vượt qua trong cuộc Cải cách ruộng đất năm 2000.[165] Cựu Thủ tướng Rhodesia, Ian Smith, cũng viết hai cuốn sách — The Great BetrayalBitter Harvest. Cuốn The House of Hunger của Dambudzo Marechera đã giành một giải thưởng tại Anh năm 1979 và tác phẩm đầu tiên, The Grass Is Singing, của tác gia đoạt giải Nobel Doris Lessing cũng đặt bối cảnh tại Rhodesia.

Những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới gồm Henry Mudzengerere và Nicolas Mukomberanwa. Một chủ đề thường được đề cập trong nghệ thuật Zimbabwe là sự thay đổi hình dạng của con người trở thành ác thú.[166] Những nhạc sĩ người Zimbabwe như Thomas Mapfumo, Oliver Mtukudzi, nhóm Bhundu BoysAudius Mtawarira đã có được sự công nhận quốc tế. Trong số những thành viên của cộng đồng da trắng thiểu số, Theatre có số ngươi hâm mộ đông đảo, với nhiều công ty biểu diễn trình diễn tại các khu vực đô thị Zimbabwe.

Ẩm thực

Boerewors sống.

Như nhiều quốc gia châu Phi khác, đa số dân Zimbabweans sống dựa vào một số loại thực phẩm chính. Thịt, thịt bò và ở một mức độ thấp hơn là thịt gà là những nguyên liệu đặc biệt phổ thông, dù mức tiêu thụ đã sụt giảm dưới chính quyền Mugabe vì mức thu nhập giảm.[cần dẫn nguồn] "Bột Mealie", cũng được gọi là bột ngô, được dùng chế biến món sadza hay isitshwala và bota hay ilambazi. Sadza là một món cháo đặc được làm bằng cách trộn bột ngô với nước để tạo ra một thứ bột nhão và đặc. Sau khi bột đã được nấu một thời gian, người ta thêm bột ngô nữa để món cháo thêm đặc. Món này thường được ăn như bữa trưabữa tối, thường với các loại rau (như rau bina, chomolia, collard greens), đậu và thịt hầm, nướng, hay quay. Sadza cũng là một món phổ thông được dùng với sữa đông, thường được gọi là lacto (mukaka wakakora), hay Tanganyika sardine khô, tại Zimbabwe được gọi là kapenta hay matemba. Bota là một loại cháo ít đặc hơn, được nấu mà không cho thêm bột ngô và thường được thêm bơ đậu phộng, sữa, , hay, thỉnh thoảng, mứt.[167] Bota thường được dùng như bữa sáng.

Các buổi lễ tốt nghiệp, cưới xin, và nhiều dịp tụ tập gia đình khác thường được ăn mừng với việc giết một chú hay , và thịt sẽ được các thành viên gia đình nướng nguyên con hay quay.

Các loại thực đơn của người Afrikaner khá phổ biến dù họ chỉ là một nhóm nhỏ (0.2%) bên trong cộng đồng da trắng. Biltong, một kiểu thịt bò khô, là một món ăn nhẹ phổ biến, được làm bằng cách treo các miếng thịt đã ướp để khô trong bóng râm.[168] Boerewors (phát âm tiếng Afrikaans: [børəvɞɾs]) được dùng với sadza. Đây là một loại xúc xích dài, thường được tẩm nhiều gia vị, chứa nhiều thịt bò hơn thịt heo và được nướng lên.

Bởi Zimbabwe từng là một thuộc địa của Anh, nước này đã du nhập một số thói quen Anh Quốc. Ví dụ, hầu hết người dân sẽ ăn cháo đặc vào buổi sáng, tuy nhiên họ vẫn sẽ có bữa trà vào 10 giờ (trà trưa). Họ sẽ ăn trưa, có thể là đồ còn lại từ bữa tối hôm trước, sadza nấu mới, hay sandwiches (rất phổ biến trong các thành phố). Sau bữa trưa họ thường có bữa trà lúc 4 giờ chiều trước bữa tối. Thường họ không uống trà sau bữa tối.

Thể thao

Âm nhạc

Bài chi tiết: Music of Zimbabwe

Hướng đạo sinh

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Zimbabwe http://www.smh.com.au/news/world/in-zimbabwe-life-... http://www.abc.net.au/news/stories/2008/12/03/2437... http://www.cso.gov.bw/html/liter_survey.htm http://infoexport.gc.ca/ie-en/DisplayDocument.jsp?... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003476.php http://africanhistory.about.com/od/zimbabwe/p/Zimb... http://www.africanews.com/site/list_messages/12598 http://archives.cnn.com/2000/WORLD/africa/04/18/zi... http://edition.cnn.com/2008/BUSINESS/08/19/zimbabw... http://www.cnn.com/2009/WORLD/africa/09/25/zimbabw...